Chuyển tới nội dung
https://samurai.com.vn/product/dieu-hoa-samurai-1-chieu-inverter-cs-cu-12akh-d/ Home »https://samurai.com.vn/ Sản phẩm »https://samurai.com.vn/ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VỚI ĐIỀU HÒA GIA ĐÌNH – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VỚI ĐIỀU HÒA GIA ĐÌNH – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

  • bởi

Điều hoà là thiết bị được sử dụng nhiều và thường xuyên nhất trong nhà. Do vậy, khi sử dụng khó tránh khỏi việc điều hoà xảy ra các lỗi. Sau đây sẽ là một số lỗi hay gặp với điều hoà mà bạn nên biết. 

1. Máy bị thiếu gas, hết gas:

Máy điều hòa chỉ thiếu gas hoặc hết gas khi bị rò rỉ, xì trên đường ống, tại các van,… trong quá trình lắp đặt mới. Lúc đó người lắp đặt không kiểm tra và nạp đủ gas cho điều hòa.

Dấu hiệu nhận biết khi máy bị thiếu gas hoặc hết gas:

  • Máy điều hòa chạy liên tục nhưng không lạnh, hoặc lạnh kém.
  • Dòng điện lắp cho máy điều hòa thấp hơn lượng điện mà máy cần
  • Điều hòa bị bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng.
  • Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường. Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.
  • Trên một số điều hòa hiện đại hiện nay khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt sau 5- 10 phút chạy và báo lỗi trên dàn lạnh.

Cách khắc phục là bạn cần liên hệ ngay với 1 đơn vị sửa điều hòa uy tín chuyên nghiệp để nạp gas điều hòa đầy đủ.

2. Block không chạy 

Khi Block ( trái tim ) của điều hòa không chạy thì nhiệt độ sẽ không lạnh. Nguyên nhân của nó là:

  • Mất nguồn cấp đến máy nén : do boar điều khiển, contactor không đóng và bị hở mạch.
  • Nhảy thermic bảo vệ máy nén: thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu, motor máy nén không hề quay.
  • Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, có thể dẫn tới nhảy CB nguồn.

Cách khắc phục: trường hợp này, bạn cần liên vệ với đơn vị sửa điều hòa chuyên nghiệp chính hãng để sửa chữa nhé!

3. Máy nén chạy rất ồn:

Lúc này tiếng ồn sẽ được phát ra từ phía giàn nóng. 

Tình trạng này do có thể xuất phát từ một trong số nguyên nhân: 

  • Dư gas.
  • Chi tiết nào đó bên trong máy nén bị hư.
  • Khi thợ lắp điều hòa chưa tháo các tấm vận chuyển. 
  • Các bulong hay đinh vít bị lỏng cũng sẽ tạo ra các âm thanh rung động khi điều hòa hoạt động.
  • Sự tiếp xúc giữa các ống với nhau hoặc với vỏ máy cũng làm điều hòa chạy ồn.

Để khắc phục bạn cần làm như sau:

  • Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng – cục nóng.
  • Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất và thay thế hoặc nhờ tới chuyên viên thay thế.
  • Vặn chặt các bulông hay đinh vít, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không nhé.
  • Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.
  • Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác.
  • Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của võ giàn nóng – cục nóng và gây nên kêu.

4. Block chạy và dừng liên tục do quá tải:

Do: 

  • cuộn dây cotactor máy nén bị hư bạn nên kiểm tra thông mạch của coli và các tiếp điểm.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần bạn nên mang đi bảo trì dàn nóng.

5. Máy điều hòa chạy và bị ngưng liên tục:

Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt một phần bạn cần phải thay value hoặc ống mao.

6. Quạt dàn nóng không chạy :

  • Ngắn mạch hay đứt dây bạn cần kiểm tra điện bằng đồng hồ.
  • Bộ điều khiển nhiệt độ bị hư, kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
  • Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ : Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ

7. Máy quá lạnh

 Nguyên nhân khiến máy điều hòa quá chạy quá lạnh là do:

  • Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
  • Chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng.

Với lỗi này bạn có thể khắc phục điều hòa theo cách sau:

  • Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
  • Xét lại nhiệt độ cho phù hợp

8.Điều hòa tự tắt bật liên tục nhiều lần

  • Đang dùng điều hòa mà thấy nó tự bật, tắt nhiều lần chắc bạn cũng hoảng hốt lắm nhỉ. Sau khi sử dụng điều hòa một thời gian dài mà không vệ sinh, thì sẽ có một lượng bụi bẩn bám dính trên dàn lạnh, hoặc làm tắc nghẽn các đường ống dẫn, làm cản trở hoạt động bình thường của thiết bị, dẫn đến máy bị ngắt điện liên tục khi đang sử dụng. Ngoài ra, hiện tượng đóng tuyết ở dàn lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây tắt máy. Lúc này, bạn hãy vệ sinh toàn bộ chiếc điều hòa để nó được thông thoáng.
  • Ngoài ra những nguyên nhân như nguồn điện quá tải, lỗi cảm biến đo nhiệt độ Gas, hay điều hòa hoạt động quá tải cũng là những nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

9. Điều hòa bị chảy nước

Điều hòa nhiệt độ thực tế là thiết bị tạo nên sự ngưng tụ nước liên tục. Lượng nước này thường được dẫn ra ngoài bằng ống nhựa hoặc cao su để làm mát không gian. Tuy nhiên, nếu điều hòa bị chảy nước thì gây ra rất nhiều phiền toái khi sử dụng.

Để khắc phục điều này, đầu tiên bạn cần vệ sinh dàn lạnh, sau đó bạn có thể chỉnh lại ống thoát nước và tạo độ dốc nhất định để nước có thể thoát ra. Nếu sau đó, điều hòa vẫn cứ chảy nước thì bạn nên tháo mặt lạnh ra và dùng chiếc que nhỏ, dài để thông lỗ thoát của máng và vệ sinh luôn mặt lạnh.

10. Gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi

Nếu bất chợt gió từ điều hòa thổi ra có mùi hắc của gas thì có thể dàn lạnh đã bị xì gas rồi. Bạn hãy tắt hết máy và mở cửa phòng cho thông thoáng và tiến hành kiểm tra lại ống gas. Bởi, nếu cứ cố ngồi trong phòng thì gas lạnh sẽ có thể gây choáng hoặc khiến bạn bất tỉnh nếu hít phải.

Trường hợp gió có mùi hôi như nhà vệ sinh thì có thể ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas không có bẫy hơi. Do đó, nó đi ngược vào dàn lạnh gây mùi. Biện pháp khắc phục chính là bạn nên để ống nước xả dàn lạnh và hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh cách hẳn nhau ra.

Trường hợp gió có mùi nấm mốc thì chắc là do lâu ngày bạn không dùng nên có nấm mọc trong dàn lạnh rồi đấy. Bạn chỉ cần tháo ra và vệ sinh là được vì nấm mốc vốn không tốt cho sức khỏe tí nào.

11. Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trước khi gọi thợ hay gọi tư vấn từ hãng sản xuất thì bạn có thể kiểm tra những nguyên nhân sau:

  • Việc đầu tiên bạn cần kiểm tra lại chế độ hoạt động trên điều khiển xem đã đúng chưa. Chế độ đúng phải là Cool hoặc Auto. Nếu không phải chế độ này hiển thị trên máy lạnh thì bạn cần điều chỉnh lại . Các chế độ như Dry, Fan, Heat đều không phải là chế độ làm mát.
  • Máy nén của máy lạnh bị hỏng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến máy lạnh hoạt động lúc lạnh lúc không. Nếu quạt dàn nóng chạy nhưng máy nén không chạy thì chứng tỏ máy nén đã bị hỏng chi tiết nào đó. Cần phải được sửa chữa và thay thế ngay mới thì máy lạnh mới có thể hoạt động bình thường trở lại.
  • Quạt của dàn nóng máy lạnh đang gặp phải sự cố. Bạn hãy kiểm tra chúng trong vòng 10 – 20 phút, nếu mà quạt dàn nóng máy lạnh không chạy hoặc quạt chạy chậm hơn bình thường thì cần phải sửa chữa và thay thế ngay. Nhiều trường hợp quạt máy lạnh không chạy sẽ dẫn đến máy nén máy lạnh bị hỏng.
  • Điều hòa của bạn đã sắp hết gas. Phải có khí gas thì máy lạnh mới có thể thực hiện chế độ làm lạnh được. Nếu máy lạnh hoạt động không ổn định, bạn hãy kiểm tra bằng cách quan sát ống nối được dẫn vào dàn nóng của máy lạnh.

Trên đây, là những lỗi cơ bản mà bạn thường gặp được đối với điều hoà dân dụng. Với những lỗi cơ bản và đơn giản, bạn có thể xử lý kịp thời ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi gặp những tình trạng phức tạp, bạn tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của các thợ sửa chữa điện lạnh chuyên nghiệp để có thể khắc phục lại hoàn toàn tình trạng bình thường của điều hoà dân dụng.